Khai Trương Tuticare Nguyễn Thị Thập

Khai Trương Tuticare Nguyễn Thị Thập

Chống rôm sẩy cho bé với phấn rôm như thế nào

Written By Tuticare on Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015 | 09:47

TutiCare Nguyễn Thị Thập - Rôm sẩy, hăm, ngứa rát ở bé sơ sinh là hiện tượng bệnh sinh lý thường có ở bé sơ sinh. Rôm sảy thường mọc nhiều ở: trán, cổ, lưng, ngực, nách, bẹn, các nếp gấp của cơ thể. Rôm sảy nếu không được chữa trị sẽ biến thành mụn nhọt. Cách điều trị hiệu quả thưởng dùng phấn rôm, kem đặc trị. Vậy nguyên nhân nào bé bị rôm sẩy và cách sử dụng các sản phẩm chống hăm cho bé như thế nào ? Cùng tìm hiểu gợi ý dưới đây nhé.

Nguyên nhân : 

Nhiệt độ nóng làm cơ thể phải điều nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể, khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, thêm vào  việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn làm cho mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ gây rôm sảy. 

mẹ bôi phấn rôm cho bé
TutiCare Nguyễn Thị Thập Quận 7 nơi cung cấp các loại phấn rôm tốt chống hăm hiệu quả cho bé sơ sinh 
Chúng ta có thể thấy rõ rôm sảy thường hay xuất hiện vào mùa hè nóng nực, oi bức và ở các vùng da như trán, đầu cổ, ngực lưng... Tuy nhiên, một số trường hợp lại bị rôm vào khi trời mát mẻ. Tại sao? Đó là do các bậc cha mẹ quá cẩn thận nên mặc nhiều quần áo, quấn tã lót nhiều cho trẻ, do vậy trẻ bị ra mồ hôi nhiều và bị rôm sảy. 

Chúng ta cần biết rằng hoạt động chuyển hóa của trẻ rất mạnh, thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn, các mẹ cảm thấy lạnh nhưng bé lại bị nóng. Hơn nữa, chức năng điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện như người trưởng thành nên càng dễ mắc phải hơn.

mẹ bôi phấn rôm trước khi thay tã cho bé

Bé bị rôm sẩy mẹ cần sử lý như thế nào ?

Để ngừa rôm sảy, mẹ nên để bé ở nơi thoáng mát, chọn cho con loại quần áo mỏng, thấm mồ hôi và cho trẻ uống đủ nước. Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn, nên trong những ngày nóng bức, bạn có thể lau mình cho con nhiều lần để làn da luôn sạch. Tắm rửa cho bé 1-2 lần mỗi ngày giúp làm sạch các lỗ chân lông, tuy nhiên, không nên tắm quá nhiều có thể làm bé cảm lạnh.

Mẹ cũng có thể bôi phấn rôm để giúp da bé thoáng mát. Tuy nhiên, không nên thoa phấn khi trẻ đang đổ mồ hôi vì như vậy sẽ làm bít lỗ chân lông.


Khi bé bị nổi sảy, bạn có thể tắm cho bé với thuốc tím, nước quả mướp đắn, thầu dầu tía, sài đất, lá dâu, lá khế… Bên cạnh đó, những loại nước uống như rau má, sắn dây, nước lá đinh lăng cũng có tác dụng làm mát cơ thể, giảm rôm sảy.

Phòng ngừa rôm sẩy ở bé bằng phấn rôm :

phấn rôm giúp mẹ điều trị hăm tã hiệu quả cho bé

Cách sử dụng phấn rôm đổ 1 chút ra lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên những vùng da thật sự cần thiết, tránh để trẻ hít phải. Đồng thời tránh để phấn rôm dính vào vùng âm hộ của bé gái vì có thể sinh bệnh phụ khoa. Không cho bé cầm nghịch phấn rôm.

Chỉ nên thoa rôm ở lưng và mông bé. Khi bôi, không nên đổ trực tiếp phấn lên cơ thể bé mà phải đổ một ít vào lòng bàn tay thoa đều rồi mới từ từ thoa nhẹ lên da của con.

Tuyệt đối không bôi phấn rôm lên mặt, mũi hoặc những phần kín trên cơ thể bé (mặt trong đùi, quanh âm hộ, bụng dưới) vì đây là những vùng đổ mồ hôi nhiều, nếu thoa nhiều trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh thì bé sẽ bị bí, gây hăm da và viêm da. Mẹ cũng không nên thoa phấn rôm lên cổ của bé, vì đây là khu vực gần mũi, bé sẽ dễ hít phải và gây ra nguy cơ bệnh về đường hô hấp khi bé hít phải.

Thực tế rôm sảy chỉ xuất hiện do thời tiết nóng, nên khi bé bị rôm mẹ chỉ cần cho bé vào phòng có nhiệt độ mát, tắm rửa sạch sẽ cho bé là hết rôm ngay. Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần thay quần áo, thay tã thường xuyên để giữ vệ sinh da cho con. Hạn chế quấn bé quá kín gây nóng hoặc để nhiệt độ phòng bé quá cáo, khi bé ít tiết mồ hôi thì rôm sảy sẽ lặn nhanh thôi mẹ nhé.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét